Wednesday, 1 May 2024
Máy Tính Khám Phá Thủ Thuật

Phần mềm độc hại là gì – Nhận biết và cách phòng chống

Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe nói tới thuật ngữ phần mềm độc hại. Và cũng biết rằng, chúng sẽ gây ra nhiều tác hại cho máy tính của mình. Nhưng đôi khi bạn lại lờ đi sự cảnh cáo. Hoặc không biết cách để xử lý hiệu quả nhất. Trong bài viết này, techmienphi.com sẽ giúp bạn giải đáp về phương pháp nhận biết và phòng chống các phần mềm có hại cho thiết bị. Cùng tham khảo nhé! 

Phần mềm độc hại là gì?

Malicious Software hay phần mềm độc hại là một thuật ngữ được giới công nghệ sử dụng khi nói về virus, worm, trojan. Chúng được thiết lập để truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính hoặc các server của người dùng.

phần mềm độc hại
Khái niệm phần mềm độc hại

Mục đích tạo ra phần mềm gây hại là nhằm phá đi lớp bảo vệ. Từ đó đánh cắp nhanh chóng các thông tin của bạn. Hơn nữa, chúng còn có thể tấn công vào một số tổ chức để lấy đi dữ liệu kinh doanh. 

Cách thức các phần mềm độc hại phát tán

Có nhiều cách khác nhau để phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính của người dùng, ví dụ như:

+ Khi bạn download các phần mềm miễn phí từ Internet bí mật sẽ có nhiều khả năng chứa phần mềm gây hại

+ Download các phần mềm hợp pháp bí mật cũng có thể đi kèm theo phần mềm độc hại

+ Người dùng đang truy cập vào website bị nhiễm phần mềm gây hại

+ Khi bận ấn vào một cửa sổ bật lên giả mạo hoặc một thông báo lỗi. Cũng có thể là đang bắt đầu tải xuống phần mềm gây hại

+ Phần mềm gây hại cũng có thể ẩn ở trong các tệp đính kèm email. Và khi mở email đó ra thì thiết bị của bạn sẽ bị ảnh hưởng. 

phần mềm độc hại
Cách thức phần mềm độc hại phát tán

Phần mềm độc hại có thể làm gì? 

Các phần mềm gây hại có thể lấy cắp thông tin nhạy cảm trên thiết bị. Sau đó, dần dần làm chậm máy tính. Hoặc thậm chí gửi email giả mạo đến nhiều người khác từ tài khoản email của bạn mà bạn không hề hay biết.

phần mềm độc hại
Phần mềm gây hại có thể lấy cắp thông tin

Khi thiết bị của người dùng bị xâm nhập bởi các phần mềm gây hại. Kẻ xấu sẽ có thể dễ dàng tấn công vào máy tính của bạn để đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng. Hoặc làm tê liệt hệ thống,… 

Một số loại phần mềm độc hại phổ biến

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số phần mềm gây hại cho máy tính phổ biến nhất:

Virus máy tính

Chúng có thể sửa đổi các host files. Có khả năng làm lây nhiễm các tệp khác. Và thường chiếm khoảng 10% trên tổng số phần mềm gây hại.

Sâu – Worms

Sâu máy tính tồn tại lâu hơn virus với khả năng tự sao chép và lây lan. Đồng thời phá huỷ thiết bị, phá hủy hệ thống mạng và cơ sở hạ tầng được kết nối. 

Trojans

Trojan Horse là một dạng phần mềm gây hại thường được các tin tặc lựa chọn. Chúng sẽ giả vờ là một app hữu ích nhưng thực tế lại gây hại cho máy tính. Và có thể đánh cắp thông tin của người dùng sau khi cài đặt.

phan mem doc hai13 min Phần mềm độc hại là gì - Nhận biết và cách phòng chống
Phần mềm Trojan Horse

Ransomware

Đây là phần mềm có khả năng làm tê liệt cả một hệ thống. Sau khi xâm nhập vào thiết bị, chỉ trong vài phút, nó đã có thể mã hóa toàn bộ tập tin của người dùng. 

Fileless malware

Phần mềm này hoạt động mà không cần tệp nhưng vẫn có thể di chuyển và làm lây nhiễm nhanh chóng.

Làm thế nào để nhận biết phần mềm độc hại hiệu quả?

Nếu bạn đang truy cập vào trình duyệt, nhưng lại bị hiển thị những quảng cáo về tính bảo mật. Vậy thì khả năng cao là máy tính của bạn đã bị nhiễm các phần mềm gây hại. 

Phần mềm độc hại
Nhận biết phần mềm độc hại

Bên cạnh đó, bạn có thể phán đoán xem thiết bị của mình đã thật sự bị nhiễm các phần mềm này hay chưa qua một số dấu hiệu :

+ Đột nhiên máy tính của bạn chạy chậm hơn so với bình thường. Khả năng cao là do nó đã bị xâm nhập bởi virus máy tính. Và làm cạn kiệt nguồn xử lý trên thiết bị của bạn. 

+ Các thanh công cụ lạ, các icon lạ xuất hiện trên trình duyệt. Hoặc màn hình Desktop bỗng nhiên bị thay đổi,…

+ Màn hình máy tính ở góc phải hiện lên thông báo: “Your computer is infected” hay “Virus Alert”…

Top 11 phần mềm độc hại nguy hiểm nhất hiện nay

Trong năm 2021, CISA (Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ) cùng ACSC (Trung tâm An ninh mạng Úc) đã công bố danh sách 11 phần mềm độc hại gây ra mối đe dọa cho người dùng. Cụ thể như sau: 

+ Agent Tesla: Thường được đính kèm trong các liên kết lừa đảo. Nhằm đánh cắp dữ liệu email, trình duyệt web và máy chủ giao thức truyền tải tệp tin (FTP) của nạn nhân.

+ AZORult: Được sử dụng để đánh cắp thông tin từ các hệ thống bị xâm nhập.

+ Formbook: Xuất hiện lần đầu vào năm 2016. Formbook là một phần mềm đánh cắp thông tin được quảng cáo trên các diễn đàn của tin tặc.

+ Ursnif: Phần mềm còn có tên gọi khác là Gozi. Đây là một trojan ngân hàng được tin tặc sử dụng để đánh cắp thông tin tài chính.

+ LokiBot: Là một trojan độc hại được gửi dưới dạng tệp đính kèm lừa đảo trong các email.

+ Mouseisland: Được coi là giai đoạn khởi đầu của cuộc tấn công sử dụng ransomware.

+ NanoCore: Là phần mềm gây hại ở dạng RAT. Được sử dụng với mục đích đánh cắp thông tin của người dùng. Bao gồm cả email và mật khẩu.

+ Qakbot: Về bản chất, Qakbot là môđun cho phép tin tặc cấu hình theo nhu cầu hoặc sử dụng để tạo mạng botnet. 

+ Remcos: Phần mềm này được phân phối như một công cụ phần mềm hợp pháp để quản lý từ xa và thử nghiệm thâm nhập.

+ Trickbot: Là Trojan độc hại được phát triển và vận hành bởi một tổ chức bao gồm nhiều tin tặc khác nhau. Cùng nhiều giai đoạn và môđun hóa.

+ GootLoader: Đây là một trình tải phần mềm gây hại liên quan với GootKit.

phan mem doc hai6 Phần mềm độc hại là gì - Nhận biết và cách phòng chống
Phần mềm độc hại nguy hiểm

Biện pháp để ngăn chặn phần mềm độc hại 

Sự xuất hiện của phần mềm gây hại sẽ tạo ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo mật thông tin. Vì vậy, người dùng cần chủ động ngăn chặn chúng qua một số biện pháp phổ biến như sau:

+ Luôn cài đặt và sử dụng các ứng dụng diệt virus chất lượng: Các phần mềm như Bitdefender, Avast, Kaspersky, Norton, Bkav,… Đều được đảm bảo hợp pháp và tính an toàn cao cho người dùng.

+ Xây dựng các chính sách cần thiết với các thiết bị PnP: Có thể xem đây là phương pháp tốt nhất để hạn chế mã độc.

+ Thiết lập quy tắc với tập tin: Người dùng chỉ nên download các file có nguồn gốc rõ ràng. Nếu không có nguồn gốc, bạn hãy quét phần mềm độc hại. Khi phát hiện điểm đáng nghi, người dùng cần dừng lại việc tải file về máy. 

+ Cập nhật phiên bản mới nhất cho máy tính và phần mềm: Thông thường, tại các bản cập nhật sẽ có chứa tính năng phát hiện phần mềm gây hại. Vì thế, bạn cần chủ động cập nhật các phiên bản mới nhất của hệ điều hành.

Biện pháp ngăn chặn phần mềm gây hại
Biện pháp ngăn chặn phần mềm gây hại

Nguyên tắc sử dụng máy tính tránh các phần mềm độc hại

Để sử dụng máy tính an toàn và tránh xa các phần mềm gây hại. Người dùng cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

+ Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng tài khoản không phải là quản trị viên 

+ Trước khi nhấp vào các liên kết hoặc tải xuống, người dùng phải suy nghĩ thật kỹ 

+ Luôn cập nhật máy tính và phần mềm cho các phiên bản mới nhất

+ Thận trọng khi mở email có chứa các tệp tin hoặc hình ảnh đính kèm 

+ Không được phép tin tưởng bất kỳ một cửa sổ bật lên và yêu cầu bạn download phần mềm về máy

+ Hạn chế tối đa việc chia sẻ tệp

+ Sử dụng các phần mềm diệt vi rút uy tín, chất lượng và chính hãng 

Nhìn chung, trên đây là những chia sẻ của techmienphi.com về cách nhận biết và phòng chống phần mềm độc hại đến người dùng. Không ai mong muốn máy tính của mình bị xâm nhập bởi các phần mềm gây hại. Vì thế, bạn hãy phòng ngừa bằng cách chủ động áp dụng các biện pháp và nguyên tắc sử dụng máy tính mà chúng tôi đã nêu trên. Nếu không may bị tấn công bởi những phần mềm này, bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia để kiểm tra và tiêu diệt. 

Xem thêm:

Post Comment