Monday, 6 May 2024
App Mobile Android IOS Trang Chủ

Cách xử lý điện thoại vô nước tại nhà hiệu quả nhất

Điện thoại vô nước là một trong những nguyên nhân gây hỏng hóc nặng nhất cho bất cứ smartphone nào. Nhẹ thì hỏng màn hình, hỏng sạc, hỏng pin… Nặng thì mất nguồn và không sử dụng được nữa. Vậy điện thoại vô nước có sửa được không? Và cách xử lý điện thoại vô nước tại nhà hiệu quả nhất là gì? Từng là một người thợ sửa điện thoại lâu năm nên hôm nay techmienphi.com sẽ chia sẻ những mẹo gì để giảm độ hỏng hóc khi điện thoại vô nước. Cùng theo dõi và tìm hiểu nhé.

Dấu hiệu nhận biết điện thoại vô nước

Nguyên nhân khiến điện thoại vô nước hoặc ẩm nước

+ Để điện thoại lên mặt bàn khi đang cafe hoặc uống nước có đá.

+ Nghe điện thoại lúc trời mưa.

+ Để điện thoại vào túi quần,túi xách lúc túi đang bị ẩm ướt hoặc mới giặt chưa khô hẳn.

Còn nhiều nguyên nhân mà chúng ta không thể biết và cũng không để ý đến. Vậy làm sao để nhận biết điện thoại bị vô nước ?

Cách nhận biết điện thoại vô nước

+ Kiểm tra khe sim: Trên khe sim của điện thoại nhà sản xuất khi thiết kế thường thêm một lớp quỳ tím nhỏ. Lớp quỳ tím này đổi màu tức là máy đã bị vô nước.

+ Kiểm tra kính camera: Nếu có một lớp sương mờ mờ trên kính camera thì điện thoại của bạn đã bị vô nước

+ Kiểm tra loa trong và loa ngoài: Với loa trong thì dùng một điện thoại khác gọi qua để thử. Với loa ngoài chúng ta thử mở 1 bài nhạc sôi động để nghe thử. Loa rè ,nghe lúc được lúc không, hoặc không nghe thấy gì thì khả năng điện thoại vô nước là rất cao.

+ Kiểm tra chân sạc: Chân sạc là nơi chúng ta tiếp xúc với điện nhiều nhất. Nên khi có ẩm nước hoặc vô nước thì chúng sẽ có hiện tượng oxy hoá.

+ Kiểm tra màn hình : Màn hình lâu lâu sọc,nhoè nhoè,có những sọc ngang dọc màu trắng nhỏ.

Trên đây là các cách nhận biết điện thoại bị vô nước, ẩm nước hiệu quả nhất.

Cách xử lý điện thoại vô nước tại nhà an toàn, hiệu quả

Xử lý điện thoại vô nước ở bên ngoài

  • Lập tức tắt nguồn.
  • Không được cố gắng khởi động lại máy nếu điện thoại vô nước tắt nguồn.
  • Dùng khăn giấy hoặc khăn khô lau tất cả chỗ nào có nước
  • Dùng tăm bông lau chân sạc, khe sim và loa. Tuyệt đối không đươc ghim sạc điện thoại vào lúc này.
  • Dùng máy sấy tóc hoặc máy hút bụi di chuyển vào chân sạc, khe sim, loa trong và loa ngoài. (máy sấy phải dùng nhiệt độ nhỏ nhất)
  • Không nên bỏ điện thoại vô nước vào thùng gạo để hút ẩm, hạn chế rung lắc mạnh vì nước có thể đi vào nhiều ngóc nghách của điện thoại hơn.
  • Mang điện thoại đi phơi nắng từ 1-2 tiếng

Xử lý điện thoại vô nước ở bên trong

Khi bạn biết cách tháo điện thoại ra thì đây là cách xử lý hiệu quả nhất. Tháo máy hoàn toàn thì tiến hành các tháo theo trình tự sau

  • Tháo pin ( chân pin )
  • Cáp màn hình
  • Cáp chân sạc
  • Loa trong, loa ngoài
  • Cáp âm lượng + nguồn
  • Tất cả cả cáp camera
  • Tất cả lồng đậy các ic

+ Sau khi tháo hết các linh phụ kiện bạn chuẩn bị một ít xăng thơm ( xăng máy bay ). Cho vào một công cụ đựng rồi thả nguyên main điện thoại vào ngâm trong 5-10 phút.

+ Dùng tăm bông nhúng xăng lau hết tất cả các linh kiện đã tháo trừ Camera.

+ Dùng máy sấy sấy khô hết tất cả các linh liện đã lau qua xăng và sấy khô main nguồn khi đã ngâm xăng xong.

+ Sau khi sấy xong bạn đợi tầm 15p để các linh phụ kiện nguội rồi tiến hành lắp ráp lại như ban đầu.

+ Lắp ráp xong bạn khoan mở nguồn. Hãy dùng dây sạc ghim vào xem máy có nhận sạc hay không rồi tiến hành mở nguồn nhé.

Lời khuyên: Nên mang ra các cửa hàng uy tín về sửa chữa điện thoại để làm nếu điều kiện cho phép.

Một số câu hỏi liên quan đến việc điện thoại vô nước

Điện thoại vô nước có sửa được không?

+ Hoàn toàn có thể sửa được với những tình trạng như loa rè , màn hình sọc, chân sạc oxy hoá không sạc được, hỏng pin…

+ Với những điện thoại bị vô nước nặng dẫn đến tình trạng không lên nguồn , màn hình không hiển thị được nữa bắt buộc phải thay màn hình hoặc main nguồn với chi phí khá cao.

Sửa chữa điện thoại vô nước hết bao nhiêu?

+ Giá thành khi sửa điện thoại vô nước thường đi theo mức độ hỏng hóc của điện thoại, thời gian sửa chữa.

+ Trung bình giá khi sấy nước cho điện thoại rơi vào khoảng 50-100k với những điện thoại thông thường và 200k-500k với những đời máy cao cấp, có giá trị.

Sửa chữa điện thoại vào nước có bị hỏng hóc lại không?

Thật sự mà nói khi sửa điện thoại vào nước thường rất hay bị hỏng hóc lại về sau, nhiều trường hợp vẫn hoạt động tốt bình thường nhưng rất ít.

Có nên bỏ tiền để sửa chữa điện thoại vào nước?

Còn tuỳ theo giá trị của điện thoại bi vô nước có giá trị cao hay thấp. Tuỳ theo điều kiện kinh tế của bạn.

+ Nếu máy giá trị thấp thì techmienphi.com khuyên bạn nên mua một chiếc điện thoại mới

+ Nếu máy giá trị cao thì phải hỏi thật kỹ càng trước khi sửa về giá cả, thời gian bảo hành và có cam kết gì sau khi sửa hay không. Nếu được nên yêu cầu bảo hành ít nhất 3 tháng.

Màn hình bị vào nước có nên thay mới hay không?

Theo như kinh nghiệm của techmienphi đã từng sửa chữa điện thoại vào nước thì

+ Khi kiểm tra phát hiện màn hình hỏng do vào nước thì mình thường kiểm tra xem là chỉ bị vào nước ở mỗi màn hình không thôi hay cả main nguồn đều bị vào nước

+ Nếu chỉ vô nước ở mỗi màn hình thì hoàn toàn có thể thay một màn hình mới ( Thay màn hình zin chính hãng của máy ) mà không lo sợ bị hỏng hóc gì về sau .

Có nên thay camera khi điện thoại vào nước?

Hoàn toàn có thể thay tất cả các linh kiện khi điện thoại vào nước. Miễn sao main nguồn không vào nước thì đều có thể thay thế  được. Không cần lo quá nhiều về việc có thể bị hỏng hóc lại.

Điện thoại có khả năng kháng nước thì có nên cẩn thận không?

Dù điện thoại có khả năng kháng nước bạn cũng phải cẩn thận. Không nên để điện thoại rơi nước , ngâm nước ở thời gian dài. Đặt biệt là nước biển vì hàm lượng muốn của biển có thể ăn mòn các linh kiện của điện thoại. Khi mình gặp những trường hợp bị vào nước biển thì 90% máy đó khổng thể sửa hoặc sửa được thì máy sẽ hỏng hóc lại rất là nhanh.

Làm sao để hạn chế điện thoại vô nước?

  • Không được nghe điện thoại khi ở ngoài trời mưa.
  • Không được bỏ vào túi khi túi bị ẩm ướt.
  • Không nên để điện thoại lên bàn khi đi uống cafe.
  • Và cuối cùng. Tất nhiên rồi ” Không Được Để Điện Thoại Rớt Nước ” !

Trên đây là một số kinh nghiệm của techmienphi.com về cách xử lý điện thoại vô nước tại nhà hiệu quả nhất. Mong là qua bài viết này các bạn có thể tự xử lý được khi chiếc điện thoại của bạn bị vô nước  mà không phải tốn nhiều công sức và tiền bạc. Chúc các bạn thành công.

Post Comment