Thursday, 21 Nov 2024
App Mobile Android IOS Khám Phá Mạng Xã Hội

Gợi ý nội dung, chủ đề tạo kịch bản podcast trên Android, Iphone

Podcast hiện nay đang dần trở thành xu hướng trong giới trẻ. Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu tạo kịch bản Podcast nhưng lại phân vân chưa biết nên chọn nội dung, chủ đề nào. Hãy cùng techmienphi.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây về những gợi ý giúp bạn có thể tạo kịch bản trên Podcast cho điện thoại Android và Iphone ấn tượng nhất! 

Tạo kịch bản Podcast là gì?

Podcast được hiểu đơn giản là các tệp âm thanh kỹ thuật số có sẵn và được tích hợp trên internet. Mọi người dùng đều có thể dễ dàng tải video về máy để nghe trực tiếp trên laptop, điện thoại hoặc máy tính bảng,…

Tạo kịch bản Podcast
Tạo kịch bản Podcast

Tạo kịch bản Podcast là khi bạn có nhu cầu muốn chia sẻ những kiến thức của mình đến với tất cả mọi người. Có rất nhiều chủ đề hấp dẫn và đa dạng để bạn có thể lên ý tưởng và xây dựng cho mình một kênh Podcast thu hút nhất. Ví dụ như chương trình ký sự, tin tức, radio hay phỏng vấn người nổi tiếng,…

Có nên tạo kịch bản Podcast?

Có một số lý do bạn nên tạo cho mình một kênh Podcast với kịch bản thật hay và ấn tượng như sau:

+ Tỷ lệ người nghe Podcast liên tục tăng trong những năm gần đây.

+ Chi phí để xây dựng kịch bản Podcast và tạo kênh cực rẻ. Bạn có thể bắt đầu bằng những gì bạn đã có. Ví dụ như một chiếc điện thoại, máy tính và tai nghe có kèm mic. 

+ Có thể kiếm được thu nhập từ Podcast thông qua một số hình thức như: Kiếm tiền với tiếp thị liên kết, kiếm tiền với Youtube. Hoặc dùng podcast để bán sản phẩm/ dịch vụ hay tham gia mạng quảng cáo podcast,… 

Tạo kịch bản Podcast
Lý do nên tạo kênh Podcast

Cần làm gì trước khi quyết định chủ đề và nội dung tạo kịch bản Podcast 

Trước khi quyết định nội dung và chủ đề Podcast, bạn cần tự hỏi mình bốn câu hỏi như sau: 

Đối tượng người nghe bạn đang hướng đến là ai?

Có thể, họ là những người đang gặp phải khó khăn thử thách trong cuộc sống. Hoặc đang có vấn đề cần nhận được lời khuyên và phương hướng giải quyết. Cũng có thể chỉ đơn giản là vì họ đang muốn tìm hiểu thật kỹ lưỡng và sâu sắc về chủ đề họ đang quan tâm. Hay đơn thuần là muốn nghe Podcast để giải trí sau thời gian dài học tập và làm việc.

Niềm đam mê và sở thích của bạn là gì?

Chỉ khi có niềm đam mê với chủ đề mình lựa chọn, bạn mới có thể nói hàng giờ, thậm chí là hàng ngày về nó. Ngược lại, nếu bạn không yêu thích chủ đề này, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy kiệt sức và không thể liên tục ra các tập mới.

Niềm đam mê và sở thích
Niềm đam mê và sở thích

Điều gì tạo nên sự khác biệt ở bạn?

Nếu người nghe không thể tìm thấy được chủ đề tương tự như của bạn ở bất kỳ một nền tảng nào khác. Họ chắc chắn sẽ luôn theo dõi và cập nhật duy nhất kênh của bạn. Hoặc bạn có một chủ đề không quá đặc biệt, nhưng cách xây dựng và tạo kịch bản Podcast hấp dẫn. Đó cũng là điểm tạo nên sự thu hút cho kênh của bạn. 

Tiềm năng kiếm tiền của kênh như thế nào?

Khi bắt đầu lên ý tưởng và tạo kịch bản Podcast, bạn cần lên sẵn cho mình một kế hoạch để dẫn đến ít nhất một chiến lược kiếm tiền từ chủ đề này. Theo cách làm này, trong tương lai, bạn sẽ không cảm thấy hối tiếc về hướng phát triển của kênh.

Tiềm năng kiếm tiền
Tiềm năng kiếm tiền

Một số yêu cầu cần nhớ khi tạo kịch bản Podcast

Để tạo thành công cho mình một kênh Podcast thật sự hấp dẫn, bạn phải đảm bảo chủ đề mình đang xây dựng là điểm giao nhau của 3 mục chính như sau:

+ Mối quan tâm của bạn đối với chủ đề

+ Chủ đề khán giả đang quan tâm

+ Năng lực xây dựng góc nhìn độc đáo của bạn

Khi kết hợp và đảm bảo đủ 3 yếu tố này trong cùng một chủ đề bạn muốn xây dựng. Chúng sẽ khơi dậy khả năng sáng tạo của bạn. Cũng như tạo nên nhiều điều thật sự hứng thú, hấp dẫn người nghe. 

Tạo kịch bản Podcast
Kết hợp khả năng sáng tạo

Nên tạo kịch bản Podcast trên điện thoại theo chủ đề gì?  

Nếu bạn là một người bắt đầu xây dựng ý tưởng podcast. Hãy sử dụng danh sách chủ đề chúng tôi gợi ý sau đây để khơi dậy năng lực của mình:

Chủ đề bạn yêu thích 

Bạn có thể tạo podcast về một điều gì đó bạn thấy thú vị và yêu thích. Có thể là một bộ phim, một quyển sách hoặc nói về chuyên ngành của bạn… Lưu ý rằng bạn cần tránh những chủ đề mà mình không đam mê, ngay cả khi bạn cho rằng mình có thể làm tốt. Bởi, trong tương lai, nếu phát triển theo hướng của chủ đề đó sẽ dễ làm bạn buồn chán và mất động lực. 

Chia sẻ những sai sót và trải nghiệm của bạn

Chủ đề này sẽ rất phù hợp với những người đam mê thử thách và dám bước ra khỏi vùng an toàn. Bạn có thể ghi lại lịch sử cuộc phiêu lưu và những trải nghiệm của bản thân mình. Nói về những thất bại và thành công bạn đã đạt được. Và thảo luận về những thử thách đó một cách trung thực, lôi cuốn nhất,…

Tạo kịch bản Podcast
Chia sẻ trải nghiệm

Kể về công việc 

Trên con đường sự nghiệp của mình, hầu hết chúng ta đều đã trải qua một vài công việc tồi tệ. Hoặc vị sếp khó tính, để lại “ấn tượng” khó quên.

Một kịch bản podcast bao gồm các câu chuyện từ một ngành nghề. Sau đó khám phá ra các xu hướng cụ thể. Hoặc tập trung vào những mẩu chuyện hài hước về việc bị sa thải… cũng có thể là một chủ đề khá thú vị và hấp dẫn người nghe. 

Một số chủ đề gợi ý khác

+ Nói về những tin tức trong một cộng đồng nhỏ

+ Chia sẻ về hậu trường phía sau những người nổi tiếng

+ Đưa ra các giả thuyết và phương hướng giải quyết hài hước

+ Tư vấn vấn đề và đưa ra lời khuyên cho người nghe

+ Tự thuật lại việc gì đó mà bản thân đang làm 

+ Nhìn lại một chủ đề hoặc sự kiện trong quá khứ

Gợi ý nội dung tạo kịch bản Podcast 

Bạn có thể lựa chọn ba dạng chương trình để đưa vào kịch bản Podcast của mình như sau:

Độc thoại – Podcast chương trình solo

Lợi thế lớn nhất của việc tổ chức một chương trình độc thoại là bạn có thể dễ dàng thực hiện nhiều công đoạn hậu kỳ. Điều mà các dạng podcast khác không làm được. Trong trường hợp chưa ưng ý với cách nói điều gì đó, bạn hoàn toàn có thể nói lại và loại bỏ lỗi sai cho đến khi mình hài lòng.

Podcast kịch bản dạng phỏng vấn

Podcast phỏng vấn thường yêu cầu kịch bản chuẩn bị nhiều hơn so với các định dạng khác. Là người dẫn chương trình, bạn phải biết chính xác những gì mình cần hỏi khách mời. Đi vào nội dung chính sẽ giúp kích thích cuộc trò chuyện. Và giúp bạn tránh bị thiếu ý tưởng trong suốt buổi phỏng vấn. 

Podcast kịch bản dạng phỏng vấn
Podcast kịch bản dạng phỏng vấn

Podcast kịch bản chương trình Co-host

Bạn nên sử dụng phương pháp kết hợp khi làm việc với người đồng dẫn chương trình. Chỉ nên tạo kịch bản cho một số thứ. Còn những phần khác hãy để cuộc trò chuyện diễn ra tự nhiên nhất.

Ứng dụng tạo kịch bản Podcast trên điện thoại Android và Iphone 

Dưới đây là một số ứng dụng vô cùng chất lượng chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng chúng sẽ giúp kênh của bạn trở nên tuyệt vời hơn nữa. 

Spreaker Studio

Mặc dù miễn phí nhưng Spreaker Studio chỉ có giới hạn 15 phút về thời lượng. Tuy nhiên, bạn có thể mua ứng dụng với giá 18 USD/ tháng. Giúp bạn có nhiều thời gian ghi hơn. Đồng thời được hỗ trợ nhiều hơn các podcast lưu trữ và số liệu thống kê nâng cao.

Tạo kịch bản Podcast
Tạo Podcast trên App

Zencaster

Ứng dụng web Zencaster có thể cung cấp cho bạn vô vàn các bản thu âm chất lượng phòng thu. Tất cả đều là trực tuyến. Bạn không phải cài đặt thêm bất kỳ ứng dụng nào trên PC của mình. 

Canva

Canva là một lựa chọn bạn không thể bỏ qua. Bởi nó có một hệ thống đa dạng mẫu để bạn lựa chọn. Với trình soạn thảo sẵn có giúp bạn dễ dàng thay đổi nền, thêm nhãn dán, văn bản. Hoặc thay đổi phông chữ,…

Trên đây là những chia sẻ của techmienphi.com về gợi ý để giúp mọi người có thể dễ dàng xây dựng nội dung và chủ đề tạo kịch bản Podcast trên điện thoại. Chúc bạn thành công! 

Post Comment